Sơn sàn epoxy là gì? Quy trình thi công sơn sàn epoxy

Sơn sàn epoxy là gì? Quy trình thi công sơn sàn epoxy

Sơn epoxy là sơn công nghiệp chuyên dụng trong thi công sàn bê tông, nền nhà xưởng, nhà máy sản xuất, kho bãi, showroom, tầng hầm,… Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình dân sinh và công nghiệp, sơn sàn epoxy có nhiều ưu điểm nổi bật. Cùng Hải Nam EPC tìm hiểu sơn sàn epoxy là gìquy trình thi công sơn sàn epoxy chuẩn kỹ thuật trong nội dung dưới đây.

Sơn Epoxy là gì?

Epoxy là hợp chất hữu cơ gốc nhựa composite, có những tính chất cơ lý đặc biệt, kháng môi trường hơn hẳn các gốc nhựa khác. Là loại nhựa được sử dụng nhiều nhất trong các chi tiết máy bay, tàu thủy, giàn khoan. Gốc nhựa Epoxy không có nhóm ester vì vậy có tính chất kết dính và khả năng kháng nước tuyệt vời.

Sơn Epoxy là loại sơn bao gồm 2 thành phần A và B, thông thường được trộn theo tỉ lệ 4:1. Thành phần A chủ yếu là Epoxy được phối trộn với các hạt tạo màu siêu mịn, các chất gia cường, chất hoạt động bề mặt, dung môi, phụ gia… Mục đích là để Epoxy có màu sắc và có thể sơn được. Thành phần B là chất đóng rắn như đã đề cập ở trên, khi pha trộn với thành phần A chúng tạo ra các liên kết thật sự bền vững trong mạng lưới các phân tử Epoxy tạo nên sơn epoxy.

Điều này tạo nên đặc tính bám dính và bảo vệ sàn bê tông, nền nhà xưởng, nhà máy, showroom, tầng hầm chung cư rất tốt.

Các loại Sơn Epoxy

Sơn sàn epoxy 2 thành phần thường được phân loại dựa theo thành phần cấu tạo và chức năng của sơn. Tuy nhiên, thực tế trên thị trường hiện nay, sơn epoxy được chia thành 3 loại:

  • Sơn Epoxy không dung môi.
  • Sơn Epoxy gốc dung môi.
  • Sơn Epoxy gốc nước.

Mỗi dòng sơn sàn này đều có những đặc tính và cách thức ứng dụng khác nhau, phù hợp với các điều kiện thực tế riêng, nhưng nhìn chung đều có các tiêu chí cơ bản về tính chống chịu cơ lý, chống chịu mài mòn, các chất hóa học.

>> Bảng màu sơn sàn epoxy

Sơn Epoxy gốc dung môi

Sơn nền epoxy gốc dầu là sản phẩm thời kì đầu khi sơn nền Epoxy mới được biết đến tại Việt Nam.

Ưu điểm của sơn sàn Epoxy gốc dầu: Bề mặt chai cứng, chống chịu va đập, chịu được ăn mòn axit với nồng độ nhẹ…

Các nhược điểm của sơn nền Epoxy gốc dầu:

  • Không thi công được tại các bề mặt ẩm hoặc môi trường có độ ẩm không khí cao.
  • Dầu là dung môi dễ bay hơi do đó môi trường thi công, sử dụng trở nên độc hại, cần trang bị các thiết bị bảo hộ khi thi công.
  • Thời tiết thay đổi thất thường khiến hệ số giãn nở không phù hợp, dễ bị gãy nứt bề mặt màng sơn.

Sơn Epoxy gốc nước

Sơn sàn Epoxy gốc nước được phát triển, nhờ vào các cải tiến khoa học kỹ thuật hiện đại. Sơn sàn Epoxy gốc nước đạt được sử dụng dung môi là nước, thân thiện với môi trường, không gây độc hại. Đây là loại sơn epoxy 2 thành phần đang dần được thay thế epoxy gốc dầu. Sơn epoxy gốc nước được ứng dụng thi công sàn, nền nhà máy thực phẩm, bệnh viện, bể bơi,…

Những cải tiến vượt trội trong sơn nền Epoxy gốc nước:

  • Phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn trong quá trình trộn và bay hơi, do đó ít xảy ra sự cố hơn so với gốc dầu và có thời gian sử dụng lâu dài hơn.
  • Chất lượng sơn được thiết kế phù hợp với khí hậu nhiệt đới của nước ta.
  • Khả năng đóng rắn tốt trong môi trường ẩm, có thể thi công ở nhiều địa hình như thành vách hầm đường bộ, các hạng mục kết cấu bê tông các công trình thủy điện.
  • An toàn cao trong thi công, sử dụng và thân thiện với môi trường, không gây độc hại.

 Sơn Epoxy không dung môi

Sơn Epoxy không dung môi hay còn gọi là sơn sàn Epoxy tự phẳng. Dạng sơn Epoxy này không chứa hàm lượng dung môi bay hơi, hoạt động dựa trên nguyên lý tự cân bằng, vì vậy dễ dàng che lấp khuyết điểm trên mặt sàn bê tông.

Sơn nền Epoxy tự phẳng có độ dày lớn, trung bình khoảng 3 mm trong khi đó Epoxy có dung môi gốc nước và gốc dầu có độ dày trung bình 0,1 mm. Sơn nền Epoxy tự phẳng có những tính năng tương đối vượt trội so với hai dòng sơn kể trên.

Dòng sơn nền Epoxy tự phẳng ngoài những tính năng như chịu ăn mòn axit, kháng khuẩn, chống thấm nước, thấm dầu… Ưu điểm của dòng sơn này là có màng sơn dày, liên kết bền vững, bề mặt sơn nền Epoxy tự phẳng chịu ứng lực rất tốt, có thể cho phép xe nâng dưới 16 tấn di chuyển trên bề mặt trong điều kiện tiêu chuẩn.

Ứng dụng thực tế của sơn epoxy

Sơn epoxy sàn nhà xưởng

Ưu điểm của việc sử dụng thi công sơn sàn epoxy nhà xưởng:

Việc bạn thi công sơn epoxy nền nhà xưởng giúp bảo vệ bề mặt sàn bê tông, làm tăng khả năng kháng trầy xước, mài mòn và chịu áp lực cao. Đồng thời sơn sàn epoxy nhà xưởng, nhà máy còn giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, bằng phẳng và sáng bóng cho nền.

Ngoài ra, khi sử dụng loại sơn này còn giúp đảm bảo bề mặt sàn không bị bám bụi bẩn, dầu mỡ, chống nấm mốc và kháng khuẩn. Không chỉ vậy, giải pháp này cũng khá tiết kiệm chi phí, thời gian thi công và ít phải sửa chữa, bảo trì.

Thi công Sơn nền epoxy cho sàn bê tông: đợi 28 ngày để bê tông khô hẳn tiến hành sơn phủ epoxy, nếu sàn bê tông bị hơi ẩm(≥5%) từ dưới lên thì phải chống ẩm trước rồi mới sơn sàn epoxy lên.

Ứng dụng sơn sàn epoxy cho nhà xưởng
Ứng dụng sơn sàn epoxy cho nhà xưởng

Sơn epoxy tĩnh điện cho kết cấu sắt thép

Ưu điểm của sơn epoxy tĩnh điện cho kết cấu thép, thép không rỉ, nhôm:

Sơn epoxy tĩnh điện có tác dụng bảo vệ kết cấu bên trong, giúp chống lại sự ăn mòn oxy hoá của môi trường xung quanh làm tăng tuổi thọ của kết cấu cần bảo vệ. Ngoài tác dụng bảo vệ, sơn epoxy tĩnh điện còn giúp trang trí cho bề mặt kết cấu thép, thép mạ kẽm, thép không rỉ và nhôm.

Sơn sàn epoxy có ưu điểm là bảo vệ rất tốt các kết cấu trong mọi điều kiện môi trường ăn mòn cao, chính vì vậy chúng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đóng tàu, lọc hoá dầu, kết cấu thép, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện…

Sơn Epoxy kháng hóa chất 

Dòn sơn này đóng vai trò như là một lớp Epoxy sửa chữa bề mặt hiệu quả. Với khả năng chống hóa chất tốt, dễ lau chùi nên nó thường được lựa chọn để sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như các bồn chứa hóa chất, khu chế xuất, hóa chất, bể xử lý nước thải hay những cơ sở sản xuất hóa chất các loại…

Sơn epoxy chống thấm

Dòng sơn này dùng để chống thẩm bể nước sạch, bể nước thải bằng bê tông hoặc bằng kim loại, bể chứa hóa chất…Ngoài ra sơn epoxy chống thấm còn dùng chống thấm cho sàn mái lộ thiên và không lộ thiên.

Dòng sơn này khả năng chống nước cao và có tính đàn hồi cùng với sự giãn nở theo nhiệt độ. Nên nó không bị biến màu dưới tác động của nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời.

Quy trình thi công sơn epoxy chuyên nghiệp

Thi công sơn Epoxy mang lại nhiều lợi ích và giá trị về tính bền vững, tính thẩm mỹ cho công trình do đó khi thi công cần tuân thủ đúng quy trình để đạt được chất lượng sàn tốt nhất. Dưới đây là quy trình thi công sơn sàn Epoxy của Hải Nam EPC

Bước 1: Khảo sát và đánh giá hiện trạng bề mặt sàn thi công đồng thời chuẩn bị vật tư, máy móc phù hợp với tính chất của công trình.

Bước 2: Vệ sinh và mài sàn xưởng: tiến hành mài sàn bê tông, mài sàn xưởng, vệ sinh sạch sẽ tạo độ nhám để sơn nền Epoxy có độ bám tốt hơn.

Bước 3: Hút bụi và lau sàn làm sạch để giúp lớp sơn lót sàn bám chắc và dễ dàng kết nối với sơn phủ hơn.

Bước 4: Thi công lớp sơn lót Epoxy, cần sơn mỏng, đều tay và hạn chế sự dính bụi bẩn lên sơn.

Bước 5: Tiến hành xử lý các vết lồi lõm, vết nứt, khuyết tật trên bề mặt sàn.

Bước 6: Sơn phủ sơn sàn Epoxy lần 1

Bước 7: Chà ráp bề mặt để khi sơn phủ lần hai có độ bám dính cao.

Bước 8: Sơn epoxy phủ lần hai và nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.

Hình ảnh hoàn thiện quá trình thi công sơn epoxy nhà xưởng
Hình ảnh hoàn thiện quá trình thi công sơn epoxy nhà xưởng

Trên đây là các thông tin về sơn epoxy là gì, các loại sơn epoxy và tính ứng dụng cũng như quy trình thi công sơn sàn epoxy cho sàn bê tông, sàn nhà xưởng, tầng hầm,…

Với kinh nghiệm hơn 9 năm trong lĩnh vực thi công hoàn thiện sàn bê tông công trình, Hải Nam EPC là đơn vị thi công uy tín hàng đầu, được khách hàng đánh giá cao. Liên hệ tư vấn và báo giá thi công sơn sàn epoxy công nghiệp:

CÔNG TY CP XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP HẢI NAM

Khu vực Miền Bắc: Tầng 3, Lô 1,2,3 Khu C3, Khu đô thị Gleximco, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 093 646 8389

Khu vực Miền Nam: Số 212 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0989 39 38 32

Facebook: https://www.facebook.com/sanbetonghainam/

Gọi điện thoại
098.939.3832
Chat Zalo